SẢN LƯỢNG TÔM TOÀN CẦU CÓ THỂ TĂNG 18% VÀO NĂM 2020
SẢN LƯỢNG TÔM TOÀN CẦU CÓ THỂ TĂNG 18% VÀO NĂM 2020
SẢN LƯỢNG TÔM TOÀN CẦU CÓ THỂ TĂNG 18% VÀO NĂM 2020
SẢN LƯỢNG TÔM TOÀN CẦU CÓ THỂ TĂNG 18% VÀO NĂM 2020
SẢN LƯỢNG TÔM TOÀN CẦU CÓ THỂ TĂNG 18% VÀO NĂM 2020
SẢN LƯỢNG TÔM TOÀN CẦU CÓ THỂ TĂNG 18% VÀO NĂM 2020
SẢN LƯỢNG TÔM TOÀN CẦU CÓ THỂ TĂNG 18% VÀO NĂM 2020
Sản lượng tôm toàn cầu có khả năng tăng hơn 18% vào năm 2020 theo Tiến sỹ James Anderson - Giám đốc Viện Hệ thống Thực phẩm bền vững và Kinh tế Thực phẩm và Tài nguyên, Đại học Florida (Mỹ), các nước dẫn đầu là Ecuador, Honduras, Panama và Saudi Arabia.
Mặc dù biến động về giá và chi phí sản xuất cao nhưng sản lượng tôm toàn cầu tăng khoảng 5,7% mỗi năm. Các vùng sản xuất tôm chính của thế giới là Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, châu Mỹ và Trung Đông/ Bắc Phi sản lượng sẽ tăng đến năm 2020. Cụ thể, Đông Nam Á, Ấn Độ, châu Mỹ và Trung Đông/ Bắc Phi đều hy vọng sản lượng sẽ tăng từ 6,0 - 19,4% vào năm 2020 so với năm 2015.
Về đối tượng nuôi, tôm thẻ chân trắng sẽ chiếm khoảng 77% tổng sản lượng tôm; tôm sú và tôm càng xanh chiếm phần còn lại. Tôm đánh bắt tự nhiên có xu hướng giảm.
Trong gian đoạn 2013-2018 Mỹ đã tăng nhập khẩu lên 40% từ các nước Ấn Độ và Indonesia trong khi đó nhập khẩu từ Thái Lan giảm mạnh.
Theo Tiến sỹ Anderson, biến động giá là một vấn đề. Nếu muốn phát triển thị trường cần có một nguồn cung cấp nhất quán với chất lượng nhất quán.
Ở Mỹ, nhu cầu chủ yếu là tôm cỡ lớn trong khi hầu hết các nước vẫn sản xuất tôm cỡ nhỏ. Xu hướng này trên thế giới có thế là một phần do nỗ lực thu hoạch tôm ở giai đoạn nhỏ hơn để ngăn chặn hoặc giảm nguy cơ dịch bệnh.
Cũng theo Tiến sỹ Anderson, ngành tôm thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn như: dịch bệnh, giá thị trường và chi phí sản xuất ( đặc biệt là chi phí thức ăn). Năm 2016, tôm nuôi chiếm 54% nguồn cung toàn cầu và có thể chiếm 60% nguồn cung toàn cầu nếu sản xuất tăng lên đến năm 2020.
Ngành nuôi tôm có nhiều thách thức đối với tăng trưởng và năng suất trong tương lai. Tuy nhiên, với sự phát triển công nghệ và sự đổi mới từ thực nghiệm đến sản xuất thì ngành tôm thế giới hoàn toàn đáp ứng được thách thức.
GIA HƯNG
(Tạp chí Người Nuôi Tôm)
Bài viết khác
PROTEASE NUÔI TÔM THẺ SIÊU THÂM CANH HIỆU QUẢ - 29/11/2018
NGƯỜI NUÔI TÔM CẦN CHÚ TRỌNG ĐẾN MÀU SẮC TÔM - 14/01/2019
CHẤT DẪN DỤ, KÍCH THÍCH BẮT MỒI CHO TÔM - 16/04/2019
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH LỘT XÁC CỦA TÔM - 16/04/2019
PHÒNG BỆNH CHO TÔM THỜI ĐIỂM GIAO MÙA - 16/04/2019
TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG EU - 16/04/2019
CƠ HỘI LỚN CHO TÔM VIỆT NAM Ở NHẬT BẢN - 16/04/2019
HÓA CHẤT TCCA CÓ TÁC DỤNG GÌ TRONG NUÔI TÔM, LƯU Ý KHI SỬ DỤNG? - 16/04/2019
XIN HỎI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TÔM CHẬM LỘT XÁC VÀ LỘT XÁC KHÔNG ĐỀU? - 16/04/2019